Hiện tượng thiên nhiên cực kì hay ho nhưng rất nguy hiểm!
Ngày 16/03/2012, một ngọn núi lửa ngầm dưới mặt biển ngoài khơi Tonga (một quốc đảo nằm ở phía Nam Thái Bình Dương) bất ngờ bùng nổ. Vụ phun trào dữ dội này đã tạo ra những cột hơi nước và tro bụi cao hơn 1km. Hãng hàng không New Zealand đã buộc phải hoãn các chuyến bay đến Tonga trong một thời gian ngắn.
Núi lửa ngầm là núi lửa nằm dưới biển, được hình thành do sự trồi, sụt của hoạt động địa mảng trên bề mặt Trái đất. Các núi lửa ngầm này có cấu tạo địa chất giống như núi lửa bình thường, tuy nhiên, khi phun trào, phản ứng gây ra dưới mặt biển lại tạo nên những điều thú vị rất đặc trưng. Sự tiếp xúc ngay lập tức của dung nham với nước biển khi xảy ra phun trào khiến mặt biển bất ngờ "bốc khói", mực nước xung quanh "trồi" lên và trở thành nguồn nước nóng tự nhiên. Tuy vậy, hiện tượng phun trào vẫn được coi là một thiên tai, gây nguy hiểm cho tàu thuyền trên biển và hoạt động giao thông hàng không.
Cấu tạo một ngọn núi lửa ngầm.
Khi các núi lửa ngầm phun trào, dung nham tiếp xúc ngay lập tức với nước biển và bị làm nguội rất nhanh. Dung nham có thể chuyển thành thủy tinh núi lửa (hay còn gọi là đá obsidian) có độ cứng rất cao. Đôi khi, nước biển chỉ làm nguội phần ngoài của dung nham trong khi phần bên trong vẫn chảy lỏng và tạo thành dung nham hình gối.
Đá obsidian.
Hình ảnh của nham thạch gối.
Dung nham bị làm nguội nhanh trong nước biển.
Cùng ngắm nghía chùm ảnh toàn cảnh vụ phun trào núi lửa ở Tonga năm 2009 dưới đây để giúp chúng mình hiểu thêm về núi lửa ngầm bạn nhé!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét